01. Dân cư Thái Lan
Dân số đăng ký năm 2005 là 5.658.953 ngừời. Tuy nhiên, con số này không bao gồm số dân không đăng ký. Phần lớn dân Bangkok là
người Thái.
Người Thái gốc Hoa là cộng đồng thiểu số lớn nhất. Gần đây, Bangkok trải qua giai đoạn làn sóng dân nhập cư ngoại quốc, cư trú lau dài. Cư dân ngoại quốc cư trú lâu dài có người Hoa từ Trung Hoa Đại lục 250.000 người, người Ấn 85.000 người, trong đó hơn 80% có hai
quốc tịch Thái và nước ngoài, 44.000 người Nhật, 6.000 người Mỹ, 45.000 người châu Âu (cộng đồng người châu Âu lớn thứ nhì ở châu Á sau Singapore), 15.000 người Đài Loan, 7.000 người Hàn Quốc, 6.000 người Nigeria, 8.000 người ở các quốc gia nói tiếng Ả Rập, 25.000 người Malaysia và 4.000 người Singapore.
Khoảng 400.000 – 600.000 người nhập cư bất hợp pháp từ Campuchia, Myanma, Nga, Ukraina, Pakistan, Nigeria, Ẩn Độ, Bangladesh, Trung Quốc và các quốc gia khác, trong đó 92% dân số theo đạo Phật. Các đạo khác là đạo Hồi (0,6%), Thiên Chúa giáo (1%),
Do Thái giáo, đạo Bà-la-môn (0,6%) và các tôn giáo khác. Có 400 ngôi chùa, 55 nhà thờ Hồi giáo, 10 nhà thờ Thiên chúa, 2 ngôi đền đạo Bà-la-môn, 2
giáo đường Do Thái ở Bangkok.
02. Kinh tế vương quốc Thái Lan
Ngày nay, Bangkok có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh ở vùng Đông Nam Á. Đây cũng là nơi thu hút nhiều
khách du lịch. Bangkok cũng là nơi nổi tiếng với nhiều đồ đạc, hàng hoá giá rẻ. Bangkok là trung tâm
kinh tế của Thái Lan. Năm 2005, thành phố tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua thực tế (PPP) là 220 tỷ USD, chiếm 43% tổng GDP của Thái Lan. GDP danh nghĩa là: 72,5 tỷ USD.
03. Giao thông ở Thái Lan
Một hệ thống kênh rạch (khlong) chằng chịt đã làm cho thành phố được gọi là “Venezia phương Đông”. Để đi lại người ta phải dùng xuồng. Ngày nay, phần lớn các con kênh đều được lấp để biến thành các con đường giao thông lớn. Bangkok là một thành phố nổi tiếng về kẹt xe. Năm 1999, Bangkok khai trương 2 đường tàu sắt trên không và hệ thống tàu điện ngầm cũng được đưa vào sử dụng tháng 7 năm 2004.
Sân bay quốc tế Bangkok, thường gọi là “Don Mueang”, sân bay bận rộn nhất ở Đông Nam Á, nằm ở phía Bắc thành phố. Sân bay này đã đóng cửa vì quá tải và cũ (xây từ năm 1919), để dời về sân bay Suvarnabhumi, thuộc quận Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, phía Đông Nam thành phố. Tất cả các chuyến bay thương mại sẽ dời về đây, thay thế Don Mueang trở thành sân bay lớn
nhất Thái Lan và tham vọng vượt qua cả Sân bay quốc tế Changi Singapore của Singapore.
Links topic : https://dulichpacifictravelvn.blogspot.com/2016/09/giao-thong-cung-nhu-kinh-te-cua-nguoi-dan-thai-lan-ra-sao.html
Bài viết liên quan khác